Recent Posts

2022-02-08

Feedback của khách hàng

Tôi rất hài lòng với các sản phẩm của Tellus, trang thiết bị được đánh giá chuẩn. Vì vậy tôi đã chọn Tellus là Partner hơn 5 năm qua

– Kim kea won

Feedback của khách hàng

Tôi rất hài lòng với các sản phẩm của Tellus, trang thiết bị được đánh giá chuẩn. Vì vậy tôi đã chọn Tellus là Partner hơn 5 năm qua

– Kim kea won

Trending product

Sự cần thiết của luật đo lường

Đại biểu: Bùi Trí Dũng Chức vụ: Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương Đại biểu quốc hội: Khóa XIII Đưa ý kiến tại: Sự cần thiết và các vấn đề cụ thể của Luật đo lường

Sự cần thiết ban hành Luật đo lường giữ vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội của bất cứ một quốc gia và vùng lãnh thổ nào. Đất nước càng văn minh, càng văn hóa, càng hiện đại thì lĩnh vực này càng phát triển. Tôi muốn nước ta cũng hiện đại, cũng văn minh như các nước nên mong muốn có một Luật đo lường đúng tầm của nó, được ban hành sớm.

Hoạt động đo lường ở nước ta đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, độ chính xác, chuẩn quốc gia, thiết bị sao truyền. Nhiều hành vi vi phạm về đo lường trong kinh doanh xăng dầu, vận tải hành khách bằng taxi, kinh doanh điện năng, nước sạch và trong nhập khẩu, lưu thông hàng đóng gói sẵn. Vì vậy việc ban hành Luật đo lường là rất cần thiết và cấp bách.

 

Về các vấn đề cụ thể:

Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh ở Điều 1. Để nước ta càng hiện đại, càng văn minh, tôi đề nghị dự thảo luật bổ sung phạm vi điều chỉnh thêm đo lường khoa học và đo lường công nghiệp, vì thiếu nó thì làm sao mà đẩy nhanh được quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và đó cũng là xu hướng phát triển đo lường chung trên thế giới. Nhiều nước đã xây dựng luật liên quan đo lường khoa học và đo lường công nghiệp. Nếu chúng ta chưa xây dựng được thì dự thảo luật này cũng cần có một chương riêng để điều chỉnh chung mọi vấn đề về đo lường khoa học và đo lường công nghiệp.

Thứ hai, chính sách Nhà nước ở Điều 5. Tôi đồng tình với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường là cần có cơ chế chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm định, sản xuất phương tiện đo. Tuy nhiên, bên cạnh đó Nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những phòng thí nghiệm cấp quốc gia phục vụ cho những lĩnh vực trọng yếu, bức xúc đặt tại những trung tâm lớn của đất nước. Có như thế thì mới phát huy được tiềm lực của mỗi thành phần kinh tế kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng trợ lực chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cuộc sống. Cần đầu tư và đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực để làm công tác đo lường, xem đây là nguồn lực quan trọng quyết định để đo lường tiếp tục duy trì và phát triển.

Thứ ba, những hành vi bị cấm tại Điều 6 gồm có 7 khoản, tôi nhất trí, tuy nhiên tôi đề nghị bổ sung thêm 2 khoản nữa như sau:

Khoản 8, cấm tiết lộ thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thực hiện cần bảo mật.

Khoản 9, cấm sử dụng những phương tiện đo không đạt yêu cầu, không được làm sai lệch độ chính xác của phương tiện đo làm tổn hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.

Thứ tư, theo Tờ trình của Chính phủ hiện nay còn 30% – 40% số phương tiện đo thuộc danh mục nhưng chưa được kiểm định đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó còn một số lượng không nhỏ tổ chức kiểm định phương tiện đo ở trong các lĩnh vực như điện năng, nước sạch, xăng dầu cũng đồng thời là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa dịch vụ này đã gây hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Để khắc phục những bất cập trên, đảm bảo tính khách quan, chính xác và minh bạch trong hoạt động đo lường, bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo công bằng, khách quan trong mua bán, nên chăng cần có đơn vị kiểm định thiết bị đo lường độc lập được các tổ chức quốc tế công nhận để đảm đương nhiệm vụ này và để cho hệ thống đo lường của nước ta sánh vai được với hệ thống đo lường quốc tế và các chứng chỉ chấp nhận ở mức độ toàn cầu.

Thứ năm, trong dự thảo luật này phân công cho Bộ Khoa học và công nghệ quy định cụ thể đơn vị đo pháp định ở Điều 7 và Điều 8, như vậy cơ quan nào sẽ quy định cụ thể đơn vị đo khác và quy định sai số cho phép của phương tiện đo, phép đo tại Khoản 1, Điều 23, Khoản 3, Điều 36, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ ngay trong luật để dễ thực hiện.

Thứ sáu, chế tài xử lý vi phạm về đo lường, dự thảo quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về đo lường được áp dụng không quá 5 lần số tiền thu lợi. Tôi thiết nghĩ mặc dù phạt như vậy cũng chưa thỏa đáng, bởi vì có phạt như vậy cũng không thấm vào đâu do gian lận thương mại đưa lại. Cụ thể như trong kinh doanh xăng dầu chẳng hạn, để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân làm ăn chân chính cần quy định cụ thể chế tài xử lý nghiêm minh, đủ mạnh và có tính răn đe cao vào trong luật.

Tôi đề nghị nên áp dụng phương pháp phạt kép, chẳng hạn như vừa phạt hành vi vi phạm về đo lường, vừa phạt hành vi vi phạm về gian lận hàng hóa trong thương mại. Có như vậy thì luật mới nghiêm minh được. Mặt khác, cũng cần tăng cường tuyên truyền pháp luật, nâng cao hiểu biết, nhận thức cho mỗi tổ chức, cá nhân về đo lường để luật ban hành dễ dàng đi vào cuộc sống. Xin cảm ơn Quốc hội.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *